Home
» Tài Liệu Học Tập
» Hình Ảnh Thực Hành Thực Vật - các loại Mô tb , lỗ khí, thể cứng, dưới kính hiển vi
Hình Ảnh Thực Hành Thực Vật - các loại Mô tb , lỗ khí, thể cứng, dưới kính hiển vi
Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014
THỰC TẬP THỰC VẬT:
Bài 1: MÔ MỀM - MÔ CHE CHỞ - MÔ NÂNG ĐỠ
I. Phương pháp cắt, nhuộm, vẽ vi phẫu
1. Phương pháp cắt:
● Chủ yếu là cắt ngang.
● Đối với thân cây: Đoạn thân đã trưởng thành. Cắt ở phần lóng, không cắt sát và ngay mấu.
● Đối với rễ cây: Cắt cách đoạn cổ rễ 0,5cm.
+ Khảo sát cấp 1: Rễ non.
+ Khảo sát cấp 2: Rễ già hơn.
● Phiến lá: Cắt ở khoảng 1/3 phía dưới nhưng không sát đáy phiến.
+ Phiến rộng: Bỏ bớt phần thịt lá 2 bên, còn lại bề rộng 0,6 - 0,8cm.
+ Phiến hẹp: Không cần bỏ bớt phiến lá (Vd: lá thông thiên).
● Cuống lá: Khoảng giữa của cuống.
Chú ý:
+ Dao lam mới, khi cắt đặt dao lam thẳng góc với mẫu vật.
+ Độ dày lát cắt khoảng < 1mm.
2. Phương pháp nhuộm:
● Ngâm vi phẫu trong nước Javel/ 30 phút đến khi mẫu trắng. Nếu sau 30 phút chưa trắng thì thay nước Javel khác rồi tiếp tục ngâm.
● Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường (3-4 lần).
● Ngâm vi phẫu đã rửa trong dd acid acetic 10% trong 10 phút.
● Loại bỏ hết acid acetic.
● Ngâm vi phẫu trong phẩm nhuộm 15 phút.
● Rửa sạch vi phẫm bằng nước thường.
● Ngâm trong nước thường hay glycerin.
Sau khi nhuộm, vách tế bào sẽ có màu:
● Màu hồng hay màu hồng tím khi vách tế bào bằng cellulose ( tế bào biểu bì, mô mềm, mô dày và libe)
● Màu xanh nước biển, màu xanh rêu hay màu vàng chanh khi vách tế bào tẩm chất gỗ (mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberin và tầng suberoid).
3. Vẽ vi phẫu:
● Tế bào vách: Nhuộm có màu hồng thì vẽ một nét (nét đơn). Nhuộm màu xanh thì vẽ nét đôi (2 nét gần hay xa nhau là tùy theo độ đày của vách tế bào).
● Mô dày: Những vùng dày lên của vách tế bào thì tô đen.
● Mạch gỗ: Tô đen ở 1/4 phía trên bên trái của nét trong.
● Các hình vẽ chi tiết phải chú thích đầy đủ tên của mô hay vật thể. Ví dụ: Mô mềm đạo, mô dày góc ...
Đây là một số hình ảnh thực tập thực vật bài Mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ:
Bài 1: MÔ MỀM - MÔ CHE CHỞ - MÔ NÂNG ĐỠ
I. Phương pháp cắt, nhuộm, vẽ vi phẫu
1. Phương pháp cắt:
● Chủ yếu là cắt ngang.
● Đối với thân cây: Đoạn thân đã trưởng thành. Cắt ở phần lóng, không cắt sát và ngay mấu.
● Đối với rễ cây: Cắt cách đoạn cổ rễ 0,5cm.
+ Khảo sát cấp 1: Rễ non.
+ Khảo sát cấp 2: Rễ già hơn.
● Phiến lá: Cắt ở khoảng 1/3 phía dưới nhưng không sát đáy phiến.
+ Phiến rộng: Bỏ bớt phần thịt lá 2 bên, còn lại bề rộng 0,6 - 0,8cm.
+ Phiến hẹp: Không cần bỏ bớt phiến lá (Vd: lá thông thiên).
● Cuống lá: Khoảng giữa của cuống.
Chú ý:
+ Dao lam mới, khi cắt đặt dao lam thẳng góc với mẫu vật.
+ Độ dày lát cắt khoảng < 1mm.
2. Phương pháp nhuộm:
● Ngâm vi phẫu trong nước Javel/ 30 phút đến khi mẫu trắng. Nếu sau 30 phút chưa trắng thì thay nước Javel khác rồi tiếp tục ngâm.
● Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường (3-4 lần).
● Ngâm vi phẫu đã rửa trong dd acid acetic 10% trong 10 phút.
● Loại bỏ hết acid acetic.
● Ngâm vi phẫu trong phẩm nhuộm 15 phút.
● Rửa sạch vi phẫm bằng nước thường.
● Ngâm trong nước thường hay glycerin.
Sau khi nhuộm, vách tế bào sẽ có màu:
● Màu hồng hay màu hồng tím khi vách tế bào bằng cellulose ( tế bào biểu bì, mô mềm, mô dày và libe)
● Màu xanh nước biển, màu xanh rêu hay màu vàng chanh khi vách tế bào tẩm chất gỗ (mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberin và tầng suberoid).
3. Vẽ vi phẫu:
● Tế bào vách: Nhuộm có màu hồng thì vẽ một nét (nét đơn). Nhuộm màu xanh thì vẽ nét đôi (2 nét gần hay xa nhau là tùy theo độ đày của vách tế bào).
● Mô dày: Những vùng dày lên của vách tế bào thì tô đen.
● Mạch gỗ: Tô đen ở 1/4 phía trên bên trái của nét trong.
● Các hình vẽ chi tiết phải chú thích đầy đủ tên của mô hay vật thể. Ví dụ: Mô mềm đạo, mô dày góc ...
Đây là một số hình ảnh thực tập thực vật bài Mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ:
Lick vào ảnh để zoom Phóng to ảnh
Lông Đơn Bào ( là vú sữa)
Lông đa bào hình sao (Cây ké hoa đào)
Mô mềm đạo
Lông che chở đa bào một dãy
Thể cứng (Lá trà)
Lỗ khí
Lông che chở đa bào (Húng chanh)
Tế bào mô cứng (Cuống lá hậu phát)
Sợi mô cứng (Cuống lá hậu phát)
Lỗ khí (Lá náng nhìn ngang)
Mô dày tròn (Lá thông thiên)
Mô dày tròn
Mô mềm đạo
Mô mềm khuyết
Mô dày phiến
Tế bào lỗ khí (Lá náng nhìn từ trên xuống)
Mô mềm giậu (Lá thông thiên)
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét